Site icon MBET Casino | Nhà Cái MBET.COM Đăng Ký +188k

Giới trẻ châu Á đang chi tiền nhiều hơn cho nghệ thuật

Giới trẻ châu Á đang chi tiền nhiều hơn cho nghệ thuật - Ảnh 1.

Nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với thế hệ trẻ, nghệ thuật không chỉ là một phương tiện giải trí

Theo một nhà sưu tập lâu năm và giám đốc điều hành một nhà đấu giá cấp cao, những người mua sắm trẻ tuổi và giàu có ở châu Á đang chi nhiều tiền hơn để mua các tác phẩm nghệ thuật.

Độ tuổi của người mua ngày càng trẻ hơn

Nicolas Chow, chủ tịch Sotheby’s khu vực châu Á, cho biết hơn 40% người mua tác phẩm nghệ thuật đương đại của nhà đấu giá là thế hệ Y (sinh từ năm 1981 đến 1996), trong khi thế hệ X (1965 đến 1980) cũng có khả năng là những người chi tiêu lớn.

“Người mua ngày càng trẻ hơn. Những gì chúng ta thực sự thấy vào năm 2023 thì thế hệ X thực sự là nhóm mua quan trọng nhất […], họ đang thống trị thị trường” – Nicolas Chow nói với CNBC.

Ông cho biết thế hệ Z (1997 đến 2012) đang “phát triển khá mạnh mẽ” và nói thêm rằng gần đây ông thấy một người mua 20 tuổi đã mua một món đồ ở Thượng Hải để ăn mừng lễ tốt nghiệp của mình.

Theo khảo sát về hoạt động sưu tầm toàn cầu năm 2023 của Art Basel & UBS, thế hệ Y giàu có ở châu Á đã chi trung bình 59.785 USD cho tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ trong nửa đầu năm 2023, trong khi con số này đối với thế hệ Z là 56.000 USD.

Theo khảo sát, mua tại cuộc đấu giá – thay vì mua từ đại lý chẳng hạn – được thế hệ Y và những nhà sưu tập thế hệ X trên toàn cầu ưa chuộng. Xu hướng này dường như đang diễn ra ở châu Á. Tại cuộc đấu giá mùa Xuân của Christie’s Hong Kong (Trung Quốc), được tổ chức từ ngày 25/5 đến ngày 1/6, khoảng 1/4 người mua là người mới đến với nhà đấu giá và 43% trong số đó là thế hệ Y.

Trong khi quy mô thị trường nghệ thuật toàn cầu giảm 4% vào năm ngoái, xuống còn khoảng 65 tỷ USD, theo báo cáo thị trường nghệ thuật Art Basel & UBS 2024, doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã tăng 9% vào năm 2023, vượt qua Anh quốc để trở thành thị trường nghệ thuật lớn thứ 2 thế giới.

“Hoạt động tăng vọt khi những người mua sau lệnh phong tỏa Covid-19 đã mua hết hàng đấu giá tồn đọng và khi các hội chợ, triển lãm lớn của Hong Kong (Trung Quốc) trở lại với chương trình toàn diện” – tác giả báo cáo và người sáng lập Arts Economics Clare McAndrew viết.

Đối với Sotheby’s, sự gia tăng của những người mua trẻ tuổi một phần là do sự gia tăng hoạt động trực tuyến. Nicolas Chow cho biết: “Trong thời kỳ đại dịch, chúng tôi thực sự đã phát triển khả năng kỹ thuật số của mình bằng cách phát trực tiếp… Và điều này thực sự đã đưa nghệ thuật đến với cộng đồng lớn hơn và cho phép chúng tôi tương tác với người mua trên toàn thế giới”.

Theo khảo sát sưu tập toàn cầu năm 2023, các nhà sưu tập trẻ tuổi quan tâm đến các loại hình nghệ thuật mới hơn, trong đó các nhà sưu tập thế hệ Z có mức chi tiêu trung bình cao nhất cho nghệ thuật kỹ thuật số trên toàn cầu, cũng như phiên bản vật lý, so với bất kỳ thế hệ nào.

Nghệ thuật kỹ thuật số tiếp tục phát triển

Sự phát triển của nghệ thuật kỹ thuật số đã tạo ra một cách tiếp cận mới và độc đáo đối với nghệ thuật truyền thống. Với sự tiến bộ của công nghệ, nghệ sĩ và người sáng tạo có thể sáng tạo, tương tác và chia sẻ tác phẩm của mình một cách toàn cầu chỉ qua vài cú click chuột.

Nghệ thuật kỹ thuật số không chỉ mở ra không gian mới cho sự sáng tạo mà còn mở rộng ranh giới của nghệ thuật truyền thống. Từ hình ảnh số đến video, animation, VR (thực tế ảo), AR (thực tế tăng cường) và AI (trí tuệ nhân tạo), nghệ thuật kỹ thuật số đem lại cho người xem trải nghiệm tương tác và thú vị hơn bao giờ hết.

Sự phát triển của nghệ thuật kỹ thuật số không chỉ giúp cho nghệ sĩ có thêm công cụ để thể hiện ý tưởng mà còn mở rộng đối tượng khán giả, thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ, tạo ra cơ hội cho sự sáng tạo đa dạng, phong phú. Với sức mạnh của công nghệ, nghệ thuật kỹ thuật số đang trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng nghệ sĩ và người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới.

Đối với Angelle Siyang-Le, giám đốc hội chợ Art Basel tại Hong Kong (Trung Quốc), các nghệ sĩ làm việc trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số đang trở nên nổi bật hơn. Bà chia sẻ với CNBC rằng: “Định nghĩa về nghệ thuật kỹ thuật số ngày nay đã được mở rộng từ nhiếp ảnh đơn thuần sang nghệ thuật video, NFT đến nghệ thuật do AI tạo ra”.

NFT còn gọi là token không thể thay thế, là một tài sản kỹ thuật số độc nhất được lưu trữ trên blockchain (chuỗi khối). Doanh số bán NFT liên quan đến nghệ thuật là 1,2 tỷ USD vào năm 2023, ít hơn một nửa so với mức đỉnh 2,9 tỷ USD vào năm 2021 – mặc dù vẫn cao hơn đáng kể so với doanh số năm 2020 là 20 triệu USD, theo báo cáo thị trường nghệ thuật 2024.

Angelle Siyang-Le nói thêm: “Khi thế hệ trẻ ngày càng nổi bật trên thị trường… các nghệ sĩ kỹ thuật số… sẽ là nhóm nghệ sĩ nhận được nhiều sự chú ý hơn”.

Trong 10 năm qua, Sotheby’s đã “mở rộng” hơn với nghệ thuật đương đại và hiện đại, Nicolas Chow cho biết: “50 năm trước, khi chúng tôi đến châu Á, chỉđơn thuần mang đến nghệ thuật Trung Quốc… Còn ngày nay, chúng tôi thực sự đã mở rộng thị trường cho đủ loại trải nghiệm mới và chất liệu mới, từ khủng long, ô tô đến nghệ thuật đương đại, từ khắp nơi trên thế giới. NFT hoặc cả giày thể thao, phạm vi rất rộng”.

Sotheby’s đã tổ chức đấu giá châu Á từ năm 1973 và vừa mở một maison (ngôi nhà) hàng đầu tại Hong Kong (Trung Quốc) vào tháng 7 năm nay, nơi sẽ bán trực tiếp tác phẩm và tổ chức đấu giá thường xuyên. “Tại ngôi nhà của chúng tôi, chúng tôi sẽ mang đến nhiều tác phẩm khác nhau, từ thời tiền sử xa xưa cho đến tương lai kỹ thuật số” -Nicolas Chow chia sẻ.

Exit mobile version