Site icon MBET

‘Võ sĩ xe ôm công nghệ’ của Việt Nam đánh bại đối thủ Trung Quốc ở giải đấu lớn, chia sẻ đầy xúc động sau chiến thắng

'Võ sĩ xe ôm công nghệ' của Việt Nam đánh bại đối thủ Trung Quốc ở giải đấu lớn, chia sẻ đầy xúc động sau chiến thắng  - Ảnh 1.

Võ sĩ Phạm Văn Nam giành chiến thắng trước đối thủ Wang Hao (Trung Quốc) ở giải Happy Elephant MMA Champions League.

Tối 12/10, võ sĩ Phạm Văn Nam đối đầu Wang Hao ở giải đấu tổ chức tại Ma Cao. Wang Hao được đánh giá có khả năng đánh đứng tốt. Trong khi đó, Phạm Văn Nam có sở trường là địa chiến. Do vậy, võ sĩ của Việt Nam đã giữ khoảng cách và liên tục đẩy Wang Hao vào thế phải địa chiến.

Ở hiệp 2, Phạm Văn Nam đã thực hiện đòn khóa siết gây nhiều khó khăn cho võ sĩ của Trung Quốc. Sau 3 hiệp đấu, Phạm Văn Nam được xử thắng về điểm số. Sau trận đấu, Phạm Văn Nam chia sẻ đầy xúc động: “Cảm ơn Liên đoàn võ thuật Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thi đấu. Cảm ơn đồng đội và cổ động viên đã theo dõi và ủng hộ tôi trong thời gian qua. Cảm ơn tất cả”.

Phạm Văn Nam (sinh năm 1992) đã giành được nhiều thành tích đáng nể trong sự nghiệp như vô địch Lion Championship 2022, 2023 (hạng cân 56Kg), Vô địch quốc gia 2020, HCV vô địch các CLB quốc gia 2021, HCB vô địch quốc gia 2021, HCV vô địch các CLB 2022, HCB đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2022, HCV vô địch các CLB 2023.

Văn Nam còn giành đai vô địch ở Master Of Fights Championship 2023 sau khi đánh bại nhà vô địch Nga, Roman Kokurkin.

Ít ai biết, Phạm Văn Nam đã trải qua muôn vàn khó khăn để đạt được thành công như hiện tại. Võ sĩ này từng phải đi làm xe ôm công nghệ, đánh giày để nuôi dưỡng đam mê võ thuật. Trong video của Master Of Fights Championship, Văn Nam đã chia sẻ về sự nghiệp của mình.

“Mình đến với võ thuật là vì đam mê. Ngày xưa đi học, mình bị bắt nạt nhiều quá nên muốn tự vệ”, Văn Nam cho biết. Khi học đại học, Văn Nam có tham gia học võ cổ truyền.

Sau khi tốt nghiệp, Văn Nam vẫn theo đuổi võ thuật. Anh có tham gia giảng dạy tại 1 CLB nhưng thu nhập không đủ trang trải. “Những năm 2017-2018, mình ra Hà Nội kiếm việc làm. Lúc đó mình phải đi chạy xe ôm công nghệ, mình làm cả dịch vụ vệ sinh giày. Buổi chiều về mình đi dạy. Lúc đó mình không biết có thể theo đuổi võ thuật đến bao giờ nữa”, Văn Nam tâm sự.

Exit mobile version